[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh dễ gặp nhưng nguy hiểm, có thể gây hẹp ống sống, chèn ép tủy sống, thậm chí teo cơ, bại liệt nếu không chữa kịp thời. Để tránh biến chứng nghiêm trọng, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng nhận biết và lựa chọn cách điều trị phù hợp.
Cấu tạo cột sống cổ gồm 7 đốt từ C1 đến C7, giữa các đốt được nối với nhau bằng một đĩa đệm. Cột sống cổ có chức năng liên kết phần đầu cơ thể với xương sống.
Đĩa đệm gồm 3 bộ phận chính: Nhân nhầy ở giữa, bao xơ và tấm sụn. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài và lệch khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép dây thần kinh tại vùng cổ, khiến người bệnh đau nhức.
Bệnh có thể xuất hiện tại bất kì đốt sống nào, trong đó thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5, C6.
Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường, chuyên gia xương khớp chỉ ra các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ như sau:
Bệnh lý cột sống này có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố. Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, thoát vị đĩa đệm cổ do một số nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
Theo các chuyên gia xương khớp, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh nguy hiểm, gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Nếu không chữa kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng như:
Thoát vị đĩa đệm là bệnh không thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu điều trị sớm, đúng phương pháp, bệnh có thể hồi phục đến 90% và hết triệu chứng đau nhức. Vì vậy, người bệnh nên sớm thăm khám khi phát hiện ra những triệu chứng bất thường vùng cổ, vai, gáy để được tư vấn giải pháp điều trị kịp thời, hiệu quả nhất.
Luyện tập thể dục có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh xương khớp nói chung, thoát vị đĩa đệm nói riêng. Việc tập luyện giúp các cơ, cột sống linh hoạt, dẻo dai và không bị co cứng.
Một số bài tập hiệu quả dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như:
Lưu ý: Khi thực hiện các bài tập, không nên tập gắng sức. Nếu thấy đau nhức bất thường thì nên dừng tập ngay. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia để lựa chọn được bài tập phù hợp nhất với bệnh tình của mình
Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cổ, lương y Đỗ Minh Tuấn lưu ý người bệnh những điều sau:
Thường xuyên luyện tập thể dục để giúp các khớp vận động linh hoạt, tránh thoát vị đĩa đệm
Để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, trước tiên người bệnh cần xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh lý. Cách chẩn bệnh thoát vị đĩa đệm cổ gồm:
Sau khi biết rõ được mức độ thoát vị, người bệnh có thể lựa chọn một trong những cách chữa dưới đây:
Chữa bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng các bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng. Cách chữa này an toàn, lành tính và dễ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng phương pháp dân gian chỉ giúp giảm triệu chứng đau nhức nhẹ, hiệu quả không cao, không thể chữa bệnh dứt điểm.
Một số bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm dạng uống, đắp, chườm phổ biến gồm:
Ngải cứu có tác dụng giảm đau nhức, chữa thoát vị hiệu quả
Ngoài ra người bệnh có thể tham khảo bài thuốc dân gian từ đu đủ, chìa vôi, bí đỏ…
Cách chữa này giúp người bệnh giảm đau nhanh, kháng viêm hiệu quả, được đông đảo bệnh nhân lựa chọn. Tùy vào mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ kê toa kết hợp một số loại thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm gồm:
Khuyến cáo: Thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, suy thận… Các loại thuốc NSAID hoặc Corticosteroids có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Mặt khác, nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách dễ gây nhờn thuốc, kháng kháng sinh. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc uống hoặc thay đổi liều lượng.
Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, các bác sĩ thường kết hợp với vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, giãn cơ, phục hồi chức năng vận động.
Một số biện pháp vật lý trị liệu phổ biến gồm: Kéo giãn cột sống, chiếu tia hồng ngoại, chiếu laser, từ trường, ion, sóng radio cao tần, diện chẩn, cấy chỉ…
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với bệnh nhẹ, không có các tổn thương như gai xương, hẹp ống sống.
Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, hồi phục chức năng vận động và hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Theo các chuyên gia xương khớp, phẫu thuật chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, điều trị nội khoa trên 6 tháng không có kết quả. Hoặc bệnh đã gây biến chứng như teo cơ, mất khả năng vận động, dây thần kinh chèn ép tủy sống.
Mục đích của biện pháp này là giải phóng dây thần kinh chèn ép, giúp người bệnh hết đau nhức khó chịu. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến gồm: Mổ nội soi lấy nhân thoát vị, mổ nội soi hút nhân nhầy, phẫu thuật mở nhỏ, mổ vi phẫu, phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm qua da, mổ thay thế một phần hoặc toàn bộ đĩa đệm…
Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích áp dụng bởi gây nhiều đau đớn cho người bệnh, thời gian phục hồi lâu, tiềm ẩn rủi ro nhiễm trùng, chảy máu sau mổ cao.
Mặt khác, chi phí phẫu thuật cao không phải ai cũng có điều kiện thực hiện. Cụ thể, với trường hợp thoát vị đĩa đệm đơn thuần, không hẹp ống sống thì chi phí mổ vi phẫu khoảng 15 – 18 triệu đồng, mổ nội soi khoảng 40 – 50 triệu đồng. Nếu thoát vị đĩa đệm nặng, xảy ra ở nhiều vị trí hoặc kèm theo biến chứng, tổng chi phí có thể lên tới 70 triệu đồng cho 1 ca mổ.
Thoái hóa cột sống nhiều người cho rằng chỉ có người lớn tuổi mới mà thậm chí bệnh tật. Nhưng, bệnh lý đang có xu mẹo trẻ hóa & xuất hiện ở cả hầu hết người dưới 20 tuổi. Bệnh để lâu không chữa có thể gây bại liệt toàn thân. Chúng ta nào hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, chứng trạng và cách chữa trị để hiểu hơn về bệnh lý này nhé.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh xơ hóa ở xương cột sống, cụ thể là:
tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây bệnh
Không phải mang tới khi cao tuổi cột sống mới ban đầu bị xơ hóa. Từ sau tuổi tác 30 hầu hết triệu chứng của xơ hóa đã ban đầu diễn ra. Phía trên là một chu trình thoái hóa tâm sinh lý, nó làm cho đĩa đệm cột sống yếu đi & nếu như có ảnh hưởng của vài nguyên nhân khác thì sẽ dẫn theo căn bệnh thái hóa cột sống.
Do yếu tố di truyền nên khi sinh ra đã bẩm sinh nhiều người đã có hệ xương khớp không chắc chắn. Cột sống nếu gặp các ảnh hưởng nội sinh hoặc ngoại sinh sẽ nhanh chóng mắc bệnh.
dùng gối cao khi ngủ, sử dụng cổ & tai để kẹp điện thoại khi nghe, cúi cong lưng bê vác, gập cổ, ngồi gù lưng,… là những thói quen có thể gây nên bệnh.
gặp chấn thương xảy ra do sinh hoạt chơi thể thao, tai nạn gây ảnh hưởng đến cột sống lưng làm cho xương cột sống bị thương tổn.
uống nhiều nước ngọt, riệu và beer, hút thuốc hoặc sử dụng đồ ăn nhiều photpho, protein, muối,… cũng là nguyên nhân phá hủy xương cột sống.
Ngoài vài nguyên nhân trên thì còn một hầu hết nguyên nhân khác tạo nên bệnh như không ổn định chuyển hóa, dị dạng bẩm sinh, viêm đĩa vùng đệm gọi tắt đĩa đệm, u cột sống, thừa cân, lười vận động…
Tùy vào từng loại bệnh mà biểu hiện cũng có sự khác nhau, thông thường là ở 2 vị thế sau:
cơn đau tập trung ở vùng gáy, mà thậm chí có thể lan xuống cả vùng vai và cánh tay. Vùng cánh tay, cẳng tay, ngón tay có cảm giác tê và cóng.
hiện nay, người bận bịu bệnh thoái hóa cột sống thường áp dụng phương hướng Tây y & y khoa cổ truyền để điều trị.
Tây y có nhiều hình thức thuốc để chữa bệnh như:
y khoa cổ truyền có nhiều phương thuốc giúp chữa bệnh thoái hóa cột sống như:
Thoát vị đĩa đệm là một trong số những bệnh lý về xương khớp hàng đầu hiện nay. Bệnh gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cùng cách chữa bệnh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau.
Thông thường, cấu trúc của đĩa đệm bao gồm hai phần cơ bản là bao xơ và nhân nhầy.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các lớp nhân nhầy ở trong vùng đĩa đệm của cột sống bị thoát ra bên ngoài và chèn ép lên rễ thần kinh, ống sống. Từ đó gây cho người bệnh cảm giác đau đớn và khó chịu.
Mội thông tin về bệnh lý bạn có thể tham khảo thông tin tại website của Sở Y Tế Hải Phòng: http://soytehaiphong.gov.vn/soytehpg/1283/30607/58812/348092/Y-hoc-co-truyen/Thoat-vi-dia-dem--Nguyen-nhan--dau-hieu-va-cac-cach-chua-benh.aspx
Thoát vị đĩa đệm là hệ quả do đĩa đệm bị nứt, rách hoặc do tác động từ các sang chấn bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trên cột sống. Trong đó, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ thường xảy ra phổ biến nhất.
Đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm:
Người cao tuổi.
Người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc.
Người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế, nhân viên bán hàng…
Người có thói quen sinh hoạt không khoa học như kê gối quá cao khi ngủ, ngồi học tập, làm việc không đúng tư thế…
Những người làm nghề đòi hỏi phải thay đổi tư thế một cách liên tục như diễn viên múa, vận động viên thể thao…
Người mắc các bệnh lý bẩm sinh về cột sống như trượt cột sống, gai cột sống, vẹo cột sống...
Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hàng ngày một cách đáng kể. Nếu chủ quan không điều trị, bệnh sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe. Trong đó phải kể đến như:
Đau rễ thần kinh
Sau khi trải qua những cơn đau lưng, người bệnh sẽ bị đau rễ dây thần kinh. Thông thường, các cơn đau rễ thần kinh thường diễn ra liên tục và kéo dài từ khu vực thắt lưng xuống dưới chân. Mức độ của các cơn đau mạnh mẽ hơn khi người bệnh ho, hắt hơi, đứng hoặc ngồi quá lâu. Đặc biệt, trong quá trình đi lại vận động, bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ ngơi rồi mới có thể tiếp tục đi tiếp. Điều này gây ra những bất tiện vô cùng lớn đối với sinh hoạt.
Thoát vị đĩa đệm gây rối loạn cảm giác
Sự rối loạn cảm giác thường diễn ra khi các vùng da ứng với hệ thống các rễ dây thần kinh bị thương tổn. Lúc này, biểu hiện rõ rệt nhất ở người bệnh chính là tê tay, tê chân, mất cảm giác nóng, lạnh.
Gây teo cơ
Một khi tình trạng bệnh lý chuyển biến nặng hơn, các cơ sẽ bị yếu dần đi và teo lại. Không chỉ vậy, thoát vị đĩa đệm còn khiến cho máu không được lưu thông đến cơ và khiến các cơ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết.
Thoát vị đĩa đệm gây rối loạn vận động
Ở mức độ nguy hiểm cao nhất, thoát vị đĩa đệm sẽ khiến cho người bệnh bị tê liệt cả hai chân và không thể đi đứng như bình thường.
Gây rối loạn đại tiểu tiện
Thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra hiện tượng bí tiểu và khiến cho người bệnh đi tiểu không kiểm soát được. Nguyên nhân là do cơ thắt bị tê liệt và không thể giữ được nước tiểu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.
Thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng đuôi ngựa
Một biến chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm chính là gây ra hội chứng đuôi ngựa. Lúc này, người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác ở vùng đáy chậu, vùng chân trở xuống. Sau đó, bệnh nhân sẽ bị liệt động tác ở ngón chân, bàn chân và cẳng chân.
Để chẩn đoán được mức độ tổn thương của thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ thường ứng dụng các phương pháp chụp chiếu thông thường như chụp X-quang, chụp MRI, chụp cộng hưởng từ, chụp CT scan cột sống. Ở mỗi phương pháp, hình ảnh của thoát vị đĩa đệm sẽ có những đặc trưng riêng. Cụ thể:
Khi chụp X - quang: Hình ảnh hiện lên cho biết vùng cột sống thắt lưng bị gãy góc, mất đường cong sinh lý và khe liên đốt bị hẹp.
Khi chụp CT scan cột sống: Phần nhân nhầy sẽ lồi vào trong ống sống, tủy sống bị ép.
Khi chụp cộng hưởng từ: Khối thoát vị đĩa đệm sẽ bị nhô ra phía sau so với bờ thân của đốt sống. Thông qua hình ảnh cắt dọc và cắt ngang sẽ nhận biết được mức độ chèn ép của thoát vị lên các rễ dây thần kinh và tủy sống.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm, trong đó phải kể đến như:
Do tuổi tác: Tuổi càng cao, quá trình lão hóa của cơ thể sẽ diễn ra ngày càng nhanh, các khối đĩa đệm cũng sẽ bị bào mòn và suy giảm chức năng một cách đáng kể. Theo thời gian, các khối đĩa đệm này sẽ bị rách, nứt và khiến cho lớp nhân nhầy bị thoát ra, gây chèn ép lên các rễ dây thần kinh và tủy sống.
Do thói quen ngồi học tập, làm việc sai tư thế: Những thói quen ngồi học hay làm việc không đúng cách sẽ có thể gây ra tình trạng vẹo cột sống. Lúc này, các khối thoát vị sẽ bị dịch chuyển và cấu trúc của lớp bao xơ bị phá vỡ. Người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác đau đớn ở vùng cổ và lưng.
Do tai nạn, chấn thương: Những ảnh hưởng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động… sẽ gây tác động tiêu cực đến lớp đĩa đệm nói riêng và hệ thống xương khớp nói chung. Tình trạng này nếu để lâu sẽ khiến cho đĩa đệm bị thoát vị.
Người bị béo phì, thừa cân: Khi khối lượng cơ thể tăng cao, cột sống sẽ phải gánh chịu những áp lực vô cùng lớn. Các đĩa đệm cũng theo đó mà bị chèn ép và gây ra hiện tượng thoát vị.
Bên cạnh đó, những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… cũng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cũng tạo điều kiện để căn bệnh thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng hơn.
Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
Xuất hiện những cơn đau đột ngột ở vùng thắt lưng, vùng cổ, vùng vai gáy và chân tay. Tần suất các cơn đau có thể kéo dài âm ỉ trong vòng vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Đặc biệt, mức độ đau giảm khi nghỉ ngơi và tăng dần lên khi vận động.
Tay chân bị tê bì, bị rối loạn cảm giác, luôn có cảm giác như có kiến bò ở trong xương.
Cơ bị yếu, bại liệt: Đây là triệu chứng thường gặp khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này, người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc đi lại, hai chân bị teo và liệt và bắt buộc phải ngồi xe lăn.
Xuất hiện cảm giác bí tiểu hoặc són tiểu.
Khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng này, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này là vô cùng quan trọng và cần thiết để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Để điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị như:
Điều trị nội khoa với thuốc:
Thuốc giảm đau không chứa corticoid, hay còn có tên gọi là NSAID. Điển hình như Paracetamol, Meloxicam, Diclofenac...
Nhóm thuốc giãn cơ.
Thuốc corticoid (Bao gồm cả đường tiêm và uống).
Thuốc chống động kinh.
Điều trị không sử dụng thuốc:
Châm cứu, massage, bấm huyệt, tập các bài tập yoga…
Kéo giãn cột sống.
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu.
Điều trị ngoại khoa:
Phẫu thuật: Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật khi các phương pháp khác đều không mang lại hiệu quả. Đặc biệt, việc phẫu thuật thường được áp dụng khi bệnh lý đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn như tê yếu chân tay, mất thăng bằng khi đi lại, bàng quang và ruột mất kiểm soát.
Sử dụng sóng cao tần, tia laser: Phương pháp này chỉ áp dụng khi bệnh lý đang ở mức độ nhẹ. Lúc này, nhân nhầy mới bắt đầu nhú ra khỏi phần ống sống và không có các tổn thương kèm theo như xẹp đốt sống, xuất hiện các gai xương…
Ngoài việc thực hiện các phương pháp điều trị như trên, bệnh nhân cần rèn luyện cho mình lối sống và sinh hoạt sao cho hợp lý. Đồng thời cần tăng cường bổ sung chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và cần thiết cho xương.
Ngải cứu còn mang tên là thuốc cứu là cây sống lâu năm thuộc họ cúc. Ngải cứu dễ sống, phân bố khắp nơi trên cả nước. Những bộ phận hay được sử dụng của ngải cứu là lá, ngọn có hoa. Ngải cứu phơi khô để mãn tính thì công dụng càng tốt.
từ xưa đến này ngải cứu đã được nghe đến như một loại cây thuốc với rất nhiều công dụng khác biệt như tiêu diệt mụn, điều hòa chu kỳ hành kinh, tăng vòng luân hồi não, trắng da, ốm, giảm mỡ bụng,…Đặc biệt trong những bệnh về cơ xương khớp như thoát vị, bệnh thoái hóa cột sống, thái hóa cột sống…
Theo y học cổ truyền ngải cứu có tính ấm, nên có khả năng ôn kinh tán hàn, chống bệnh viêm đỡ đau, điều hòa khí huyết vì như thế có khả năng làm giảm những cơn đau trong số bệnh cơ xương khớp. Cụ thể theo sách y khoa của Tuệ Tĩnh cũng có thể có ghi, trong ngải cứu có chứa tinh dầu giúp giảm các cơn đau nhức của loại bệnh cực kì hiệu quả.
Theo Tây y, ngải cứu chứa hàm lượng kháng khuẩn tự nhiên và những dẫn xuất este tự nhiên và thoải mái có chức năng giảm các đợt đau thần kinh trung ương do đè ép xáy ra.
như thế, ngải cứu tuy không phải thần dược chữa bách bệnh tuy nhiên với một trong những bệnh nhất định thì có tác dụng cực kỳ xuất sắc đã được Tây y & thuốc bào chế từ đông y phân tích, vận dụng.
những liệu pháp chữa Thoát vị đĩa đệm sau đây đều được làm từ các nguyên vật liệu dễ tìm, rẻ nhưng đem đến công dụng tức thời & vĩnh viễn thật sự.
Giấm gạo là nguyên vật liệu thân quen với người VN, giấm đc dùng trong thực đơn là chủ yếu ngoài ra còn đc lạm dụng để gia công đẹp. Ngoài ra, giấm được sử dụng quá trong số bệnh về đau của cơ xương khớp. Khi phối hợp giấm gạo & ngải cứu lại với nhau sẽ đem lại tác dụng không ngờ trong khám chữa bệnh.
vật liệu: 300g ngải cứu tươi rửa sạch, 200ml giấm gạo.
Cách làm
xay nát ngải cứu ra rồi cho giấm gạo vào cho trộn đều. Đun nóng hỗn hợp đó cho đặc lên. Dành ra cho vào một chiếc khăn sạch bọc lại.
Đắp lên vùng sống lưng bị đau khoảng 10-15p cho tới khi hết nóng thì làm nóng lại rồi lại đắp tiếp một đợt nữa.
Đắp liên tù tì trong khoảng 1-2 tháng thì sẽ thấy đc công dụng.
Như đã được biết đến, bưởi & chanh thường dùng vì nó có chức năng làm đẹp, tốt cho tiêu hóa. Mặc dù thế hai loại quả này còn có công dụng làm tăng tuần hoàn và cung ứng nhiều vitamin nhóm B nên rất hiếm cho những bệnh thần kinh trung ương.
nguyên vật liệu: 200g lá ngải sạch, 200g vỏ bưởi khô, 1kg vỏ chanh khô, 1L rượu trắng.
Cách làm
Đem những nguyên vật liệu trộn vào rồi sao lên cho tới khi vàng. Sao xong xuôi thì cho vào ngâm với rượu trắng trong vòng 1 tháng.
sau đó mỗi ngày lôi ra uống khoảng 1 ly nhỏ tuổi.
Mật ong có vị ngọt nhưng lại chứa những loại đường ít hại cho cơ thể. Bởi vì thế mật ong hay sử dụng để sửa chữa những sản phẩm từ đường mía. Ngoài ra mật ong còn có công dụng thúc đẩy chu trình liền vết thương.
lúc đĩa vùng đệm gọi tắt đĩa đệm bị thương tổn như: rách bao xơ, dây chằng,…mật ong sẽ khiến quá trình hồi phục đĩa vùng đệm nhanh chóng và kịp thời hơn. Không dừng lại ở đó, mật ong cũng chứa các Vi-Ta-Min nhóm B vốn được biết đến là giỏi cho hệ thần kinh trung ương.
nguyên vật liệu: 300g lá ngải cứu tươi đã rửa sạch, 3 thìa mật ong nguyên chất.
Cách làm
Đem ngải cứu xay nhỏ rồi trộn chung với mật ong. Tiếp nối, lọc lấy nước cốt, bỏ buồn phiền.
Chia nước cốt lá ngải cứu mật ong uống 2 lần trong ngày.
áp dụng liên tục trong 15 ngày sẽ thấy kết quả rõ ràng.
Vai là bộ phận có phạm vi kết nối rộng và linh hoạt. Cũng vì vậy mà những trục trặc xảy ra ở vai khiến khả năng cử động tự do của cơ thể bị hạn chế. Một trong các vấn đề thường gặp ở vai là đau khớp bả vai phải. Những cơn đau vai có thể đến một cách tình cờ, nhẹ nhàng khi bạn cố với lấy một thứ gì đó, vòng tay ra phía sau, hoặc đơn giản là xoay người. Tuy nhiên, những biểu hiện nhỏ nhặt ấy lại có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc một bệnh lý nào đó về xương khớp bả vai ().
Các vấn đề về vai rất phổ biến, nó có thể xuất hiện dần dần hoặc đột ngột và dao động từ nhẹ đến khó chịu, cao nhất là không thể cử động.
Đau xương bả vai (https://tamminhduong.com/benh-xuong-khop/dau-xuong-ba-vai.html) phải có thể xuất hiện khi vừa mới ngủ dậy, đôi khi đi kèm với cứng khớp. Một trường hợp khác thường gặp hơn đó là đau nhói trong vai khi cố lấy một vật trên cao hoặc các cử động ngoài tầm với của tay. Đa số các trường hợp này đều có thể tự hết sau vài phút trả về tư thế ban đầu hoặc nhờ xoa nắn nhẹ.
Đau khớp bả vai phải cũng phổ biến ở người làm việc văn phòng, cố định lâu một tư thế, hoặc cử động tay phải nhiều do tính chất nghề nghiệp...thường không chỉ có đau khớp bả vai phải mà còn kèm theo mỏi vai, mỏi gáy, nhức lưng...
Khó khăn hơn một chút, đau khớp vai phải có thể kéo dài nhiều hơn một ngày, chưa đến mức không thể cử động nhưng cũng gây ra những bất tiện như nhói lên khi trở người, di chuyển cánh tay.
Lúc này, đau khớp bả vai phải không còn đơn thuần là những cơn đau thoáng qua. Các triệu chứng trở nên rõ rệt hơn ảnh hưởng đến khả năng vận động của vai, tay, thậm chí toàn bộ cơ thể. Người bệnh có thể cảm thấy đau đớn đến mức không thể nhấc được cánh tay lên. Khi xoay người hay bước đi vùng đau khớp bả vai phải có thể lan ra lưng, bẹ sườn. Đôi khi chính việc đau đớn trên diện rộng khiến người bệnh không thể xác định chính xác vị trí đau. Những cử động thông thường như nằm, ngồi cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Cơn đau nhức không đến từ bên ngoài mà đi từ bên trong ra. Cảm giác đau cũng không giống nhau cho từng thời điểm, đôi khi chỉ với một động tác nhẹ nhàng như giơ tay lên, nhấc một đồ vật cũng có thể tạo ra cơn đau điếng người, chảy nước mắt, khớp vai phát ra tiếng kêu lạo xạo. Song cũng có trường hợp đau âm ỉ dai dẳng ngày này qua ngày khác, khiến cơ thể uể oải mệt mỏi.
Đau khớp bả vai phải có thể đi kèm với các triệu chứng khác như biến dạng khớp vai, vai phải trông có vẻ lệch so với vai trái. Đau khớp bả vai kèm theo sưng tấy, teo cơ...
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp bả vai phải. Các nguyên nhân phổ biến thường là do thói quen sinh hoạt, nghề nghiệp, vận động, tập luyện. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng các cơn đau bả vai phải đến là biểu hiện của các bệnh lý xương khớp nguy hiểm hoặc chấn thương. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây đau khớp bả vai phải.
Đau khớp bả vai phải nhẹ có thể đến từ việc cơ thể phải vận động quá nhiều. Thông thường là do tập thể dục thể thao, lao động chân tay. Đôi lúc những hoạt động này bị lạm dùng có thể dẫn đến chấn thương mà người bệnh không hề hay biết. Chấn thương bả vai nói chung và bả vai phải nói riêng thường không dễ dàng phát hiện như gãy xương hay va đập mạnh,... Một trong những chấn thương bả vai phổ biến là Hội chứng Rotator cuff - Một nhóm cơ quan trọng giúp ổn định và cử động bao quanh khớp vai. Theo báo cáo của Học viện Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS), hằng năm có khoảng 2 triệu người Mỹ đến gặp chuyên gia vì các vấn đề liên quan đến nhóm cơ này. Ngoài ra các chấn thương khác cũng gây đau khớp bả vai phải như rách sụn, gãy xương bả vai, trật khớp...
Những chấn thương trên thường do việc tập luyện quá sức một môn thể thao nào đó. Các chuyên gia chỉ ra một số môn thể thao ảnh hưởng đến khớp, cơ vai như: Đẩy tạ, tennis, cầu lông, bơi lội. Ngoài việc khiến các cơ quanh khớp vai căng sức chịu đựng, thì sự cọ xát của đầu xương trong một thời gian dài cũng là nguồn cơn của đau khớp bả vai phải.
Theo PGS TS. Arun Ramappa, chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình Đại học Y khoa Harvard, khi nói đến thoái hóa khớp người ta thường chỉ nghĩ đến vùng thắt lưng, cột sống và gối hơn là vai. Dù có vẻ vai ít phải chịu lực như gối hay cột sống, song điều đó không thể giúp nó thoát khỏi tình trạng thoái hóa. Các cử động của tay vai, theo thời gian khiến đệm sụn giữa hai đầu xương bị xói mòn, do tuổi tác, môi trường, dinh dưỡng khiến lớp sụn không kịp phục hồi, cuối cùng là khớp bị viêm, thoái hóa và các cơn đau xuất hiện.
Những cơn đau có nguồn gốc từ viêm khớp thường đi kèm sưng tấy đỏ, nóng khớp, cứng khớp, đau đi kèm sốt và đau ở nhiều khớp khác nhau, thậm chí biến chứng đến tim mạch, mắt. Đau do thoái hóa khớp thường đi kèm cứng khớp, kêu lạo xạo trong khớp, đau nhiều hơn khi thời tiết chuyển mùa và nặng hơn theo tuổi tác. Về lâu dài đau khớp bả vai phải do thoái hóa khớp, viêm khớp gây ra sẽ khiến khớp vai trông lệch đi, biến dạng.
PGS TS. Arun Ramappa cũng cho biết thêm, đôi khi sự đau đớn không phải đến từ vai, mà các vấn đề xảy ra với những bộ phận xung quanh đó mới thực sự là nguồn gốc của cơn đau. Theo ông, bộ phận liên kết trực tiếp với vai là cột sống cổ, nếu như đã rà soát và loại trừ tất cả các nguyên nhân trực tiếp ở vai mà vẫn không tìm ra được nguồn gốc của vấn đề thì hãy chú ý đến đốt sống cổ của bạn - Arun Ramppa nói.
Với những trường hợp như đau do rướn tay quá mức hoặc thỉnh thoảng làm những công việc nặng nhọc hầu hết các cơn đau đều có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi. Một số bài tập nhẹ như căng vai, căng ngực, lườn,... cũng sẽ giúp hỗ trợ hiệu quả làm giảm các triệu chứng đau mỏi.
Những cơn đau nặng hơn cần có sự can thiệp của người có chuyên môn cùng biện pháp chuyên sâu. Tùy theo trường hợp người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc, tập vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.