[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Thoái hóa khớp háng gặp chủ yếu ở người trưởng thành, nhất là người cao tuổi. Bệnh gây đau và biến đổi cấu trúc của khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, dần dần dẫn đến tàn phế. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Bệnh thoái hóa khớp có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí, trong đó khớp háng là một trong những điểm điển hình như vậy. Cùng bài viết tìm hiểu về thực trạng này ở các bệnh nhân hiện nay.
Thoái hóa khớp háng là một bệnh lý xảy ra do sự bào mòn khớp đồng thời kéo theo những hư tổn của xương dưới sụn ngay tại chỏm xương đùi.
Khớp háng được bao phủ bởi sụn khớp có cấu trúc trơn láng và đàn hồi, có tác dụng làm mặt phẳng đệm cho phép hai đầu xương trượt lên nhau và di chuyển dễ dàng. Trên bề mặt của khớp được bao phủ bởi một lớp màng mỏng gọi là màng hoạt dịch. Khi khớp háng khỏe mạnh, lớp màng dịch này sẽ sản xuất ra một lượng nhỏ chất lỏng để cung cấp dinh dưỡng và làm bôi trơn sụn, hỗ trợ việc di chuyển. Song song với đó, phần xương dưới sụn khỏe mạnh cũng sẽ bổ sung thêm dinh dưỡng cho sụn khớp và hỗ trợ sụn trong việc chống sốc và giảm áp lực giúp khớp háng vận động dễ dàng.
Cùng với thời gian, quá trình lão hóa tự nhiên và các tác động cơ học từ những hoạt động hàng ngày khiến cho sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương. Dần dần mất đi chức năng khớp háng.
Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng.Trong đó thoái hóa nguyên phát chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 50%). Thoái hóa khớp háng thứ phát bao gồm: tiền sử khớp háng bị viêm (thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao…), do chấn thương khớp háng, gãy cổ xương đùi, trật khớp háng (do lao động, tập luyện, chơi thể thao, già yếu lên cầu thang…), hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi điều trị không dứt điểm càng về sau, tuổi tác càng lớn càng dễ bị bệnh.
Một số trường hợp thoái hóa khớp háng là do từ lúc sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới (bẩm sinh). Ngoài ra, là do biến chứng của các bệnh khác (đái tháo đường, gút…), bệnh khớp do bệnh ưa chảy máu, bệnh huyết sắc tố…
Thoái hóa khớp háng khiến người bệnh đau khớp háng,đi lại khó khăn. Do khớp háng chịu trọng lực của cơ thể nhiều nhất. Bệnh nhân thường đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đau tăng lên khi cử động hay đứng lâu và thường đi khập khiễng. Người bệnh cảm thấy thường xuyên mỏi và tê cứng khi vận động đi bộ hoặc co duỗi khớp đùi háng.
Giai đoạn tiếp theo là xuất hiện những cơn đau nhói mỗi khi vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng. Nhưng khi nghỉ ngơi sẽ hết đau. Về sau, những cơn đau xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi mới thức dậy và trở nên đau mỏi hơn về chiều tối. Cơn đau cũng xuất hiện khi người bệnh đột ngột đổi tư thế từ ngồi sang đứng và đau nhiều khi đi lại. Cơn đau dần dần tăng lên ngay cả khi nghỉ ngơi và ban đêm. Đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa (nóng, lạnh đột ngột).
Thoái hóa khớp háng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm sự phát triển của bệnh. Triệu chứng đau giảm giúp bệnh nhân vận động, trở lại cuộc sống bình thường.
Nếu phát hiện và điều trị muộn sẽ có nhiều bất lợi cho người bệnh. Nếu không điều trị gì, tình trạng đau, nhức sẽ xảy ra thường xuyên. Cứng khớp háng ngày càng tăng ngay cả khi không vận động gì. Người bệnh không thể đi lại do chỏm khớp đã biến dạng. Các gai xương bám đầy khớp, khớp mất vận động. Thêm vào đó, người bệnh có thể mất khả năng xoay người, gập người hoặc dạng háng và vùng cơ bên háng bị teo nhỏ hẳn.
Để chẩn đoán thoái hóa khớp háng, ngoài các triệu chứng lâm sàng, cần chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT). Nếu có điều kiện nên chụp cộng hưởng (MRI).
Điều trị nội khoa: Điều trị nội khoa nội khoa sớm có thể giúp người bệnh giảm được đau, cải thiện được triệu chứng lâm sàng và làm chậm lại sự tiến triển của bệnh.
Phẫu thuật: Tình trạng thoái hóa khớp háng đã ở giai đoạn nặng, người bệnh đau cả khi đang nghỉ ngơi hoặc trên phim Xquang chỏm xương đùi đã biến dạng. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật thay khớp háng. Đây là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất, giúp người bệnh nhanh hết đau, sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường.
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều các bài thuốc chữa từ lâu đời từ các cây thảo dược rất hiệu quả mà không gây tác dụng phụ và ảnh hướng đến sức khỏe như thuốc Tây.
Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau để chữa bệnh: 12g cỏ xước,12g thổ phục linh, 12g hà thủ ô, 10g lá lốt, 12g cây mắc cở, 10g sài đất, 8g thiên niên kiện, 18g sinh địa, 8g quế chi. Lấy ấm sắc thuốc, cho các vị thuốc vào ấm sắc, thêm nước rồi sắc thuốc uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là cách tốt nhất để điều trị cũng như ngăn ngừa.
– Đối với người thừa cân, béo phì cần có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để giảm cân, đỡ sự quá tải cho hệ xương khớp nhất là khớp gối và cột sống.
– Nếu mắc bệnh viêm, chấn thương hoặc tật bẩm sinh khớp háng, người bệnh nên tích cực điều trị càng sớm càng tốt. Sẽ giúp hạn chế thoái hóa khớp háng lúc về già.
– Chú ý trong dùng thuốc giảm đau, chống viêm trong điều trị
– Không lạm dụng thuốc có corticoide, phải nghe theo hướng dẫn của bác sĩ
– Cần điều trị các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến và gây ra tổn thương khớp (bệnh gout).
– Hạn chế chấn thương: Tránh các chấn thương gãy cổ xương đùi, trật khớp háng
Điều trị bằng phẫu thuật khi tình trạng bệnh đã nặng lên. Điều trị nội khoa không còn hiệu quả và các bác sĩ hội chẩn, có chỉ định phẫu thuật. Có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa đối với khớp háng. Bác sĩ sẽ có tư vấn cụ thể để người bệnh lựa chọn. Trong đó thay khớp háng là phẫu thuật phổ biến nhất. Người bệnh nhanh hết đau, sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường.
Ăn gì trị đau lưng, nên uống thuốc gì thì tốt chắc hẳn là những câu hỏi luẩn quẩn trong suy nghĩ của không ít người bệnh. Theo các bác sĩ nếu kiêng được những thực phẩm không có lợi, tác động xấu đến cột sống thắt lưng sẽ giảm thiểu những cơn đau và phòng tránh đau lưng một cách hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người bệnh mà nó còn là nguyên nhân cấu thành và phương pháp hỗ trợ điều trị trực tiếp khi bạn bị đau thắt lưng và mắc những bệnh lý khác. Khi bị đau lưng nếu không biết ăn gì cho tốt, uống gì thì hay có nghĩa là bạn đã bỏ đi 50% cơ hội khỏi bệnh và giảm thiểu những cơn đau.
Đau lưng nên ăn gì, uống gì? Cuộc sống hiện đại, đời sống con người được nâng cao. Mỗi ngày chúng ta nạp vào cơ thể rất nhiều giá trị dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên khi bạn đang có vấn đề về sức khỏe, nhất là những bệnh xương khớp như đau lưng thì cần phải chắt lọc được đâu là những chất dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý.
Canxi là nguyên tố quan trọng nhất trong việc cấu thành và duy trì sự phát triển của xương, vì vậy bổ sung canxi sẽ là một lựa chọn tuyệt vời với những người bệnh đau lưng.
Người bệnh có thể uống trực tiếp hoặc bổ sung từ các thực phẩm tự nhiên như cá, tôm, cua… đây là những thực phẩm có hàm lượng Omega 3 và Canxi rất lớn bổ sung cho xương và đốt sống một lượng lớn còn thiếu.
Đa số các loại rau củ quả có tác dụng rất tốt cho những người đau thắt lưng nó không chỉ cung cấp một lượng chất xơ cần thiết giúp tránh sự ma sát giữa các đĩa đệm, hỗ trợ sản sinh dịch nhầy ở các mối khớp, ngăn ngừa các cơn đau và nóng vùng lưng. Trong đó tốt nhất vẫn là cà rốt, khoai tây và rau lang.
Trong trái cây tươi chứa nhiều loại vitamin và các loại khoáng chất khác nhau. Việc lựa chọn đúng những loại trái cây tốt cho bệnh nhân đau lưng như kiwi, đu đủ, cam, cà chua, hạt rẻ… sẽ giúp củng cố sự vững chắc của xương, hạn chế quá trình loãng xương, thoái hóa khớp ở người bệnh.
Sữa và đồ uống được chiết xuất từ đậu nành là những gì mà một người bị đau lưng cần bổ sung hàng ngày cho cơ thể. Đây sẽ là những đồ uống chính mà người bệnh nên sử dụng và có thể thay cho nước lọc.
Số ít người còn lấy nước hầm xương để uống trực tiếp với hy vọng bổ sung nhiều canxi cho cơ thể và đó là một suy nghĩ đúng đắn, trong nước xương có hàm lượng canxi rất cao (gần bằng với sữa) nên nếu bạn làm được điều này thường xuyên thì sẽ không còn gì tốt hơn.
Có lẽ những thực phẩm có hàm lượng chất béo và lượng đường cao là những cơn ác mộng của những người bị bệnh xương khớp nói chung và đau lưng nói riêng. Cho nên những thực phẩm như gà rán, đồ chiên, hoặc các món xào nhiều dầu mỡ cũng là những thực phẩm không tốt mà người bệnh cần né tránh.
Ngoài ra một nhóm thực phẩm không tốt với cơ và khớp xương là thịt bò và da gà thì người bệnh cũng không nên ăn. Trong thịt bò và da gà có nhiều các chất dễ gây co cơ, teo cơ, cứng cơ… Khi bị đau lưng ăn vào sẽ càng làm các cơn đau trở nên nghiêm trọng
Ở người trưởng thành khuyến nghị về tỷ lệ chất béo động vật không quá 60% chất béo tổng số. Với người độ tuổi trung niên và người cao tuổi nên tăng thêm dầu thực vật chiếm khoảng 60-70% chất béo tổng số còn mỡ động vật chỉ nên có 30-40%. (Dầu và mỡ, nên ăn thế nào cho hợp lý? – Zing News)
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu 3 món ăn mà bạn có thể chế biến để bổ sung vào thực đơn của gia đình mình
Món này có tác dụng giảm đau nhức lưng hiệu quả, mạnh gân cốt và giúp xương chắc khỏe hơn. Để làm món này bạn cần chuẩn bị 1kg xương dê, 6g trần bì, 2 quả thảo quả, riềng và gừng tươi
Đem các nguyên liệu đi rửa sạch, cho vào nồi hầm để lấy nước cốt nấu cháo ăn hàng ngày.
Món ăn từ thận lợn này có tác dụng bổ thận, làm giảm triệu chứng đau lưng hiệu quả. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 2 quả thận lợn và 10g đỗ trọng
Bạn loại bỏ lớp màng trắng bên ngoài quả thận, rửa sạch với nước sau đó cho thận lợn, đỗ trọng vào nồi hầm chín mềm thì sử dụng được.
Thịt chim sẻ sẽ giúp bổ thận, làm ấm lưng, gối nên có tác dụng giảm đau khá hiệu quả. Nguyên liệu gồm 5 con chim sẻ, 100g gạo tẻ, hành củ.
Chim sẻ làm sạch, chiên vàng rồi nấu nhừ với gạo tẻ thành cháo. Nêm nếm thêm gia vị rồi thêm hành vào để món ăn tăng thêm hương vị
Đất nước Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, y tế và giáo dục. Theo đó, các nghiên cứu chuyên sâu trong y học của Nhật Bản đã vượt xa so với các quốc gia khác.
Đặc biệt các loại thuốc trị đau thần kinh tọa (https://tamminhduong.com/benh-xuong-khop/thuoc-tri-dau-than-kinh-toa.html) được sản xuất tại Nhật Bản mang lại hiệu quả điều trị cao, phù hợp với hầu hết thể trạng của bệnh nhân Việt Nam. Những dược sĩ Nhật dùng các nguyên liệu quý hiếm như động vật giáp xác, vi sụn cá mập,… để điều chế thuốc. Đây là các nguyên liệu rất hữu hiệu cho việc chữa bệnh xương khớp.
Qua nhiều năm đi vào sử dụng tại Việt Nam, theo thống kê y khoa cho thấy các loại thuốc trị đau thần kinh tọa của Nhật Bản có tác dụng giảm đau và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Đặc biệt, thuốc không gây tác dụng phụ, không mang lại các biến chứng nguy hiểm như các loại thuốc khác. Chính vì vậy, người bệnh nên chọn dùng một số loại thuốc từ Nhật để hỗ trợ quá trình chữa bệnh diễn ra suôn sẻ hơn.
Thuốc Arinamin EX Plus được điều chế dưới dạng viên nén, có màu vàng được đóng gói trong từng lọ nhựa. Mỗi lọ có 180 viên thuốc, giá bán khoảng 930.000VNĐ/hộp.
Thuốc Arinamin EX Plus có thành phần chứa nhiều vitamin B6, B12, E và Canxi. Các thành phần của thuốc đi vào cơ thể giúp điều hòa khí huyết, lưu thông máu, tác động lên dây thần kinh bị tổn thương. Thuốc còn có tác dụng giảm đau lưng, đau hông, chữa trị các bệnh xương khớp hiệu quả. Đặc biệt, thuốc rất phù hợp cho người bệnh có vấn đề về thị lực.
Thuốc có thành phần nguyên liệu chính là các hợp chất từ natri, nhôm, canxi, magie,… giúp điều trị bệnh đau dây thần kinh rất hiệu quả. Thêm vào đó, thuốc còn có tác dụng hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, điều tiết ra các chất tự nhiên trong cơ thể giúp điều trị các bệnh đau lưng, đau hông hiệu quả.
Thuốc được điều chế dưới dạng viên, hình tròn, có màu trắng được đóng gói trong từng hộp. Mỗi một hộp có 270 viên, giá bán trung bình khoảng 1.300.000 VNĐ/hộp.
Đây là một loại thuốc được điều chế dưới dạng kem bôi ngoài da. Thuốc có nhiều thể tích khác nhau, hiện nay loại thông dụng nhất có dung tích 60 gam. Giá bán trên thị trường khoảng 310.000 VNĐ/hộp.
Thuốc có nguyên liệu chính từ hợp chất Indomethacin và tinh dầu bạc hà rất hiệu quả trong việc giảm đau. Chính vì có thành phần chiết xuất từ bạc hà nên khi bôi lên vùng đau nhức sẽ làm dịu cơn đau nhức nhanh chóng.
Quy cách sản xuất của loại thuốc này được bảo quản trong từng lọ, mỗi lọ có 900 viên thuốc có nguồn gốc sản xuất tại Nhật Bản. Giá bán mỗi hộp hiện nay tại Việt Nam khoảng 550.000 VNĐ/hộp.
Đây là một trong số những loại thuốc đau thần kinh tọa hiệu quả nhất. Không chỉ được ưa chuộng tại quốc gia này, thuốc Glucosamine còn nổi tiếng khắp các nước châu Á bới hiệu quả của nó. Thành phần chính của loại thuốc này được điều chế từ các loại động vật giáp xác như cua, tôm, sụn vi cá,.…
Thuốc uống Q&P Kowa được điều chế dạng viên, đóng gói trong từng hộp, mỗi hộp gồm 60 viên. Giá bán thuốc trên thị trường khoảng 450.000 VNĐ/hộp.
Thuốc có thành phần chứa nhiều các chất bổ trợ như vitamin B, E, Canxi, axit amin,…… Q&P Kowa có công dụng cao trong việc điều trị cơn đau nhức do dây thần kinh tọa bị chèn ép và các bệnh về xương khớp. Đặc biệt, thuốc có tác dụng hiệu quả và an toàn cao cả ở những người cao tuổi.
Thuốc Orihiro được sản xuất dạng viên uống, màu trắng, một hộp có 360 viên. Giá thành mỗi hộp đang bán tại Việt Nam là 550.000 VNĐ/hộp.
Orihiro được chiết xuất từ vi sụn cá mập, là thành phần có lợi cho sức khỏe hệ xương khớp. Bên cạnh đó, hàm lượng Omega 3 trong thuốc rất cao, có tác dụng vượt trội đến hoạt động của các khớp xương, đĩa đệm. Orihiro là một trong những loại dầu cá tự nhiên, rất tốt cho quá trình điều trị các dây thần kinh đang bị ảnh hưởng như dây thần kinh tọa.
Bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ yoga, thể dục và trị liệu là những động tác đơn giản giúp cho bệnh nhân thư giãn, thoải mái. Các bài tập này là một phần trong nhiều phác đồ điều trị được áp dụng hiện nay.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng thoái hóa cột sống mãn tính liên quan tới quá trình suy thoái, chèn ép và lão hóa xương ở sụn khớp, đĩa đệm. Ở đó các mô xương và sụn khớp cột sống cổ bị bào mòn, xơ cứng.
Đây là căn bệnh xương khớp gây ra các biến chứng tổn thương lỗ liên hợp làm rối loạn tiền đình. Nhẹ thì bị chèn ép tủy sống, mất kiểm soát tiểu tiện. hẹp ống sống… Nặng hơn là những hậu quả về mất cảm giác phản xạ, teo cơ, liệt cứng nửa người tăng dần ở tứ chi hoặc thậm chí là tàn phế suốt đời. Vậy người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì để nâng cao sức khỏe.
Bài tập 1: Bài tập thể dục khởi động
Đứng thẳng hai chân rộng bằng vai với mười ngón tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng lên trên ép chặt trước bụng, cổ gập về phía trước.
Bạn nên cố gắng giữ cho cằm chạm vào phần ngực. Tiếp theo, lật lòng bàn tay úp xuống dưới, hai tay duỗi thẳng, ngửa đầu ra sau từ 3-5s. Bạn nên thực hiện bài tập này mỗi ngày từ 3-5 lần.
Bài tập 2: Động tác xoay cổ 2 bên
Hai chân đứng thẳng vai, hai tay buông xuôi áp lòng bàn tay vào bắp đùi chân từ từ quay đầu sang bên trái 90 độ. Giữ nguyên tư thế này khoảng 5-10 giây rồi tiếp tục trở về vị trí ban đầu. Thực hiện động tác tương tự với bên ngược lại.
Bài tập 3: Bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ
Người bệnh ngồi thẳng người, chân phải vắt chéo qua chân trái, tay trái ôm chân phải, tay phải chống về đằng sau một góc khoảng 45 độ đầu nghiêng sang phải 180 độ. Giữ nguyên tư thế này từ 1 – 2 phút rồi đổi bên với động tác tương tự.
Bài tập 4: Thực hiện tư thế ngửa cổ
Tư thế đầu tiên là ngồi thư giãn, cúi thấp cổ, cố gắng đến khi cổ chạm cằm và giữ lưng thẳng. Tiếp theo, nghiêng cổ sang trái gập vào bả vai trái, nghiêng cổ sang phải gập vào bả vai phải, ngửa cổ ra sau, mắt hướng lên trần nhà. Thực hiện lại mỗi thao tác khoảng 2 lần, giữ 5 giây đối với mỗi tư thế và dừng lại khi cảm thấy căng cơ cổ.
Bài tập 5: Bài tập trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Đặt 2 tay phía trước trán, tạo thành 1 lực để đẩy đầu về phía sau. Đồng thời, đầu và cổ cũng tạo 1 lực cân bằng chống lại lực của tay, giữ đầu ở vị trí thẳng đứng. Bạn giữ tư thế này trong 10 giây, đến khi khớp cổ thấy mỏi thì từ từ hạ tay xuống và dừng lại. Thực hiện động tác này trong khoảng 5 lần.
Bài tập 6: Bài tập nghiêng đầu
Bắt đầu bằng tư thế đứng hoặc ngồi thẳng, mắt hướng thẳng về phía trước. Sau đó, nghiêng đầu bên phải về phía vai cùng bên. Đặt tay phải lên phía đầu đối diện và dùng lực tay kéo đầu từ từ nhẹ nhàng sao cho các cơ cổ bên trái cảm thấy căng. Giữ tư thế này 30 giây cho mỗi bên, lặp lại 3 lần.
Bài tập 7: Kết hợp bài tập thoái hóa đốt sống cổ và lưng
Người bệnh nằm ngửa, 1 người trợ giúp ngồi trên phía đầu người bệnh, hai tay đặt dưới xương chẩm nâng đầu người bệnh lên đồng thời dùng một lực kéo vuông góc với trục đứng để làm giãn cột sống cổ. Kéo về phía người trợ giúp đến khi cảm thấy mỏi thì giảm từ từ, lúc nào hết mỏi thì thực hiện thêm 10 lần nữa.
Hiện nay để điều trị bệnh thoái hóa cột sống thì ngoài uống thuốc và tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Vì thế chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem bị thoái hóa cột sống nên uống sữa gì để góp phần cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất nhé!
Sữa bò là một loại sữa khá quen thuộc và được nhiều người đánh giá là loại thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng tốt đối với những người đang mắc bệnh đau cột sống.
Các dưỡng chất có trong sữa bò như: Lactose, protein, lipid, vitamin A, vitamin E, C, D, B6 và B12, hàm lượng protein cao, canxi, magie… Giúp cơ thể và đặc biệt là hệ xương của người bệnh được nuôi dưỡng một cách tốt nhất.
Đặc biệt, sữa bò là một trong những sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và không hề bị pha lẫn các tạp chất khác nên người dùng có thể an tâm về chất lượng và không lo bị ảnh hưởng bởi các chất phụ gia nào cả.
Sữa công thức là loại sữa được xuất hiện đa dạng và phổ biến trên thị trường hiện nay với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống. Vậy sữa anlene có tốt không?
Khi lựa chọn sữa công thức để dùng cho người bệnh thoái hóa cột sống cần lưu ý lựa chọn loại sữa có chứa nhiều canxi và protein vì đây là 2 thành phần quan trọng giúp phục hồi sức khỏe của hệ xương.
Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tìm ra loại sữa có thành phần công thức phù phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng riêng của cơ thể.
Sữa đậu nành với hàm lượng protein, canxi,… cao là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, và là gợi ý tuyệt vời cho câu hỏi bị thoái hóa cột sống nên uống sữa gì.
Thành phần protein có nhiều trong sữa đậu nành sẽ góp phần giúp cho vùng xương cột sống của bạn thêm phần chắc khỏe, tăng khả năng phục hồi. Và từ đó các cơn đau qua thời gian kiên trì sử dụng sẽ có chuyển biến tích cực.
Sữa chua từ lâu đã được biết đến với những công dụng vô cùng tuyệt vời đối với hệ tiêu hóa qua việc cung cấp các dưỡng chất và men vi sinh giúp hệ tiêu hóa được hoạt động một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, sữa chua còn được nhiều người lựa chọn vì nó chứa nhiều canxi trong thành phần dinh dưỡng, rất có ích cho những bệnh nhân mắc phải bệnh thoái hóa cột sống.
Bên cạnh thắc mắc bị thoái hóa cột sống nên uống gì để chọn cho mình loại sữa thích hợp thì người bệnh cũng cần quan tâm đến một số lưu ý về cách uống sữa tốt nhất sau:
Không nên uống sữa khi bụng đang đói vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra những cơn co thắt đại tràng dẫn đến tình trạng đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Mặc dù sữa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho xương nhưng người bệnh cũng không nên lạm dụng hoặc dùng sữa thay cho các loại thực phẩm khác.
Người bệnh thoái hóa cột sống thường sẽ được điều trị bởi một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ nên để thuốc và sữa đều phát huy tác dụng, người bệnh tuyệt đối không dùng sữa để uống thuốc mà nên uống cách nhau 2 giờ đồng hồ. Để tránh các thành phần trong sữa phản ứng với thuốc vô tình làm giảm đi tác dụng chữa bệnh hoặc nguy hiểm hơn có thể tạo thành những loại phản ứng hóa học gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dùng.
Những thông tin vừa rồi có lẽ đã giúp bạn trả lời câu hỏi bị thoái hóa cột sống nên uống gì rồi. Hãy chú ý cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể để quá trình phục hồi trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.