[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Xuất tinh sớm là tình trạng “đau khổ” mà không quý ông nào mong muốn vì nó khiến phái mạnh cảm thấy “thất bại”, buồn khổ dễ dẫn đến trầm cảm ở nam giới. Không chỉ thế, tình trạng xuất tinh sớm còn khiến cuộc sống hôn nhân có khả năng bị rạn nứt. Tuy nhiên, việc xuất tinh sớm là tình trạng phổ biến mà hầu như các quý ông nào cũng gặp qua trong đời, do rất nhiều yếu tố như tâm sinh lý hay thể trạng…nhưng biết rõ nguyên nhân gây ra, tình trạng bệnh sẽ được giải quyết nhanh chóng và cải thiện tốt, ngược lại, để lâu dài sẽ làm giảm thiểu chức năng sinh lý và dẫn đến liệt dương hoặc không thể cương.
>>>> Xem thêm bài viết: 7 bài thuốc cường dương chống xuất tinh sớm tốt nhất cho quý ông
Bao lâu gọi là xuất tinh sớm?
Thời gian trong quan hệ kéo dài thường từ 5-15 phút, nếu thời gian lâm trận chỉ kéo dài khoảng 1-2 phút hoặc thậm chí ngắn hơn thì đây là biểu hiện của tình trạng xuất tinh sớm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất tinh sớm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xuất tinh sớm ở các quý ông:
Do tâm lý: mệt mỏi, căng thẳng quá độ, buồn bực, ức chế tâm lý…dẫn đến hiện tượng xuất tinh sớm. Ngoài ra, mối quan hệ hoặc cảm xúc với đối tác cũng là tác nhân khiến xuất tinh sớm.
Do yếu tố sinh học: nồng độ hoocmon Testosterone ở nam giới thay đổi bất thường hay do rối loạn chất dẫn truyền thần kinh hoặc do bị nhiễm các bệnh lý cơ thể như: viêm nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc niệu đạo, viêm tinh hoàn…, đi truyền, tổn thương thần kinh hay thể trạng…làm mất khả năng cương cứng hoặc cương cứng không lâu.
Thủ dâm quá độ, hay sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia,…cũng là những yếu tố khiến nam giới dễ mắc tình trạng xuất tinh sớm.
Cách giải quyết dành cho quý ông
Nếu tình trạng xuất tinh sớm xuất hiện do thủ dâm quá độ hay sử dụng các chất kích thích thì cần hạn chế các yếu tố này, tập luyện thể dục, giảm dần các chất gây kích thích và ảnh hưởng đến thần kinh, sức khỏe.
Nếu tình trạng xảy ra do bị viêm nhiễm các bệnh lý cơ thể thì cần có kế hoạch điều trị từ bác sĩ và thực hiện đều đặn đúng phác đồ điều trị, tình trạng bệnh mới cải thiện.
Bên cạnh đó, các quý ông cần bổ sung thêm các thực phẩm bổ dưỡng cho thận và tinh binh, nhằm giúp cơ thể tráng kiện, khỏe mạnh hơn, tâm sinh lý cũng tốt hơn.
Nếu do tâm lý mệt mỏi, căng thẳng hay lượng hoocmon nam giới giảm thì phái mạnh cần có phương pháp giải tỏa tâm lý tốt và đặc biệt, cần phối hợp với các sản phẩm có tác dụng gây trấn tĩnh thần kinh, giảm thiểu mệt mỏi và tăng lượng hoocmon…mới giải quyết triệt để bệnh trạng, đồng thời giúp cơ thể và tinh thần phấn chấn, thoải mái hơn…
>>>>> https://thoaihoacotsong.vn/viem-khop/thuoc-tri-dau-nhuc-xuong-khop-cho-nguoi-gia/
Bệnh đau khớp (viêm khớp) là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, khi vận động, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương, nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động các khớp xương gặp khó khăn, nhiều khi phát ra tiếng kêu răng rắc trong khớp xương. Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh ảnh hưởng tới khớp tay, khớp vai, khớp đầu gối, khớp xương chậu...
Nguyên nhân chính gây đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, gây đau nhức khi vận động. Tình trạng này xuất hiện là do khi lớn tuổi, các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động). Lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ dẫn tới tình trạng này.
Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp thì người bệnh còn có thể gặp hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Bên cạnh đó, tình trạng đau khớp cũng có thể là hậu quả của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh lý mãn tính, có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Ở Việt Nam, khoảng 0,3% - 0,5% dân số mắc bệnh, trong đó 80% là nữ giới ở độ tuổi từ 30 trở lên. Viêm khớp dạng thấp thường diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu đã chuyển sang giai đoạn nặng, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.
Ai cũng có thể bị đau khớp. Nhưng thường là những người cao tuổi do xương, khớp không còn chắc khỏe dẫn đến thoái hóa, loãng xương. Ngoài ra, những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này.
Dùng thuốc giảm đau: Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.
Sử dụng biện pháp châm cứu: Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy: châm cứu có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp mãn tính. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc vào thuốc hay phải "miễn cưỡng" chấp nhận những ca phẫu thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.
Luyện tập: Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích như: bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là đi bộ hàng ngày.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng thảo dược
- Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng. Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì...) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.
- Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng. Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian rảnh, ngâm từ 15 - 30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng ngừa đau nhức cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hàng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng người nhiều bệnh cho toàn thân.
Bên cạnh đó, để giảm các triệu chứng đau nhức, viêm khớp, hiện nay, nhiều người đang tìm đến các bài thuốc dân gian được đúc kết trong những loại thuốc đắp ngoài da có thành phần thảo dược tiện dùng mà không gây tác dụng phụ toàn thân. Trong đó, loại thuốc đắp ngoài có chứa thành phần chính là cây ô đầu (Vân Nam, Trung Quốc) với tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả kết hợp cùng nhiều dược liệu khác như: gừng, huyết kiệt, nhũ hương, một dược... được các chuyên gia đánh giá cao trong điều trị bệnh. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm sưng, cải thiện tình trạng đau khớp, điều trị thoái hóa khớp và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh hiệu quả. Công dụng của loại thuốc này đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu lâm sàng uy tín và mang lại hiệu quả tốt cho nhiều người bệnh.
Những người bị đau khớp tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lạnh kèm theo mưa phùn. Bởi những lúc trời lạnh, độ ẩm cao thì tình trạng bệnh càng nặng hơn. Trong tình huống bắt buộc, phải đi tất ấm và dùng áo đi mưa để tránh bị ướt. Nếu quần áo bị ẩm, cần thay ngay và lau khô người, chân tay. Còn với bà con nông dân, khi khớp bị những đợt sưng cấp tuyệt đối không được lội nước, lội bùn. Tốt nhất, người nông dân khi làm ruộng nên đi ủng để chân vẫn luôn khô ráo.
Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và nên sử dụng thuốc thảo dược đắp ngoài chứa vị thuốc ô đầu hàng ngày để không còn bị tra tấn bởi những cơn đau tại khớp dai dẳng, chất lượng cuộc sống được cải thiện nhanh chóng.
Nổi mề đay khó thở, nguyên nhân gây bệnh do đâu? Đây được coi là một trong những tình trạng nặng của cơ thể khi mắc bệnh nổi mề đay. Tình trạng khó thở này gây ra rất nhiều những ảnh hưởng tới cơ thể, cũng như sinh hoạt của người bệnh. Nếu tình trạng này không được điều trị một cách kịp thời, nó có thể gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đâu và cách điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết này.
Bệnh mề đay nói chung và tình trạng nổi mề đay khó thở nói riêng đều có những nguyên nhân gây bệnh như nhau. Phải chăng thì nổi mề đay gây khó thở là bệnh đang ở giai đoạn nặng hơn. Dưới đây là một số những nguyên nhân thường gây nên bệnh mà bạn có thể tham khảo:
Nổi mề đay khó thở có thể là do người bệnh bị dị ứng với thực ăn. Đây là một trong những nguyên nhân chiến tỷ lệ cao trên thế giới. Người bệnh có thể bị dị ứng với một thành phần nào đó trong thức ăn sử dụng hằng ngày. Từ đó, chúng có thể xảy ra những phản ứng hóa học không có lợi trong cơ thể và có thể gây ra tình trạng khó thở và kèm theo đó hiện những dấu hiệu dị ứng.
Do các dị nguyên gây bệnh như phấn hoa, lông động vật. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng và gần gũi nhất với người bệnh. Khi cơ thể người bệnh hít phải hoặc làn da chạm phải những thứ trên sẽ khiến cho cơ thể xuất hiện tình trạng nổi mề đay, nặng hơn thì có thể kèm theo khó thở.
Do quá trình người bệnh sử dụng thuốc và gặp phải những tác dụng phụ khiến cho cơ thể mẩn ngứa, khó chịu.
Nổi mề đay khó thở có thể là dấu hiệu nặng của bệnh nổi mề đay và thường xảy ra với giai đoạn cấp tính đối với những bệnh nhân mắc bệnh. Tình trạng này thường có những biểu hiện như sau, bạn cần phải hết sức chú ý:
Bệnh xuất hiện tình trạng ngứa ở một vùng rộng hoặc cũng có thể ngứa khắp người;
Trong trường hợp nặng các vùng nổi mề đay lan rộng có thể sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy chóng mặt và khó thở.
Sau khoảng vài giờ, tình trạng khó thở sẽ biến mất, kèm theo đó là tình trạng nổi mề đay sẽ giảm dần.
Tình trạng nổi mề đay khó thở có thể gặp phải ở người bệnh bất cứ thời gian nào trong ngày, khi cơ thể gặp phải dị nguyên và những yếu tố khiến bệnh bùng phát.
Để có thể khắc phục hiệu quả được tình trạng này thì dưới đây là một số cách chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn để tham khảo:
Cần tránh những loại thực phẩm dễ làm cho cơ thể bạn bị dị ứng. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả để giúp cho cơ thể thanh lọc tốt các chất độc giúp giảm tình trạng ngứa xuất hiện trên da.
Người bệnh không nên sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích. Vì những chất độc có trong rượu bia cũng là một trong những tác nhân khiến cho tình trạng nổi mề đay khó thở của bạn trở nên nặng hơn.
Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế bệnh viện để được thăm khám và điều trị tốt nhất từ bác sĩ. Bạn có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng Histamin để có thể giúp hạn chế nồng độ histamin có trong máu của bạn. Từ đó có thể làm giảm được tình trạng ngứa do nổi mề đay gây ra.
Nguyên nhân của tình trạng nổi mề đay khó thở là gì, cách điều trị bệnh ra sao? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp trong bài viết này. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn phần nào về căn bệnh này.
Bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp. Bệnh được chia làm 2 loại chính là gai cột sống lưng(Lumbar Spondylosis) và gai cột sống cổ(Cervical Spondylosis) ngoài ra còn có gai cột sống ngực(Thoratic Spondylosis) nhưng ít gặp.Cùng tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này qua bài viết sau!
>>>> https://thoaihoacotsong.vn/benh-gai-cot-song/gai-cot-song-lung/
Bệnh gai cột sống(tiếng anh là : Spondylosis) là hiện tượng lắng đọng canxi khiến hình thành gai xương. Do cơ thể bù đắp lại những tổn thương ở sụn khớp vì viêm xương khớp, chấn thương dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống hoặc thoái hóa cột sống.
Đây là một trong những căn bệnh về thoái hóa cột sống, các phần xương sẽ mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống. Bệnh tập trung nhiều nhất trong độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi ở nam giới
Nguyên nhân gây gai cột sống chủ yếu của bệnh là do hậu quả và biến chứng của các bệnh lý về xương khớp. Bên cạnh đó nguyên nhân thứ 2 là do tác động trực tiếp của chủ thể thông qua các công việc, hành vi… hàng ngày.
Cột sống của chúng ta được chia làm 33 đốt xương, trong đó:
Bệnh thường xuất hiện ở 3 vị trí đó là cổ, ngực và vùng thắt lưng. Mặt trước và bên của cột sống là vị trí hay mọc gai nhất, rất hiếm khi gai mọc ở phía sau nên ít bị chèn ép vào tủy và rễ dây thần kinh.
Gai đốt sống lưng khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, khi các xương đốt sống cử động sẽ đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động.
Những vị trí thường hay mắc bệnh
Đây là vị trí thoái hóa nhanh nhất của cột sống. Cột sống thắt lưng phải chịu phần lớn sức nặng của toàn bộ cơ thể, vì thế mỗi khi vận động thì cơn đau sẽ ập đến.
Đây là hiện tượng hình thành các mỏm gai tại các đốt sống thắt lưng bị lão hóa, lượng nhân nhầy đĩa đệm suy giảm.
Nguyên nhân gây gai xương ở lưng được xác định do sự thoái hóa cột sống, tư thế ngồi làm việc, các tác động khác từ bên ngoài trong thời gian dài.
Đây chỉ là biểu hiện của sự thoái hóa xương khớp, viêm khớp dạng thấp chứ không phải nguyên nhân gây ra cơn đau cho người bệnh. “Gai” xuất hiện ở cạnh hoặc phía trước cột sống nên không tiếp xúc với rễ dây thần kinh hoặc tủy sống nên ít xảy ra biến chứng.
Phần gai xương có thể tác động lên những xương xung quanh, cọ xát mô mềm hoặc hệ thống dây chằng xung quanh của cột sống tạo ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu cho người bệnh.
Có vài trường hợp rất hiếm xảy ra như gãy gai, mảnh bị gãy đó chạy vào giữa xương khớp hay đè vào rễ dây thần kinh tọa gây khó khăn về sự co duỗi khớp hoặc làm mất cảm giác ở tay.
Gai cột sống lưng l4 l5 là quá trình mà các đốt xương sống hình thành gai. Các phần gai này phát triển bởi sự thoái hóa của xương tại các vị trí như đầu xương cũng như xung quanh khớp tạo thành gai.Bệnh ảnh hưởng đến rất nhiều động tác của cơ thể như cúi, khom người, đi lại, vặn, xoay người…
Khi các phần gai này phát triển đến một độ nhất định sẽ khiến cơ thể người bệnh gặp những vấn đề khác nhau. Ban đầu sẽ là đau mỏi liên tục sau đó lan ra các vùng hông và lưng. Cuối cùng là mất đi khả năng di chuyển rồi tàn phế.
>>>>> Xem thêm bài viết: Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa bệnh
Thoát vị đĩa đệm là gì, có nguy hiểm không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ bên ngoài đĩa đệm thoái hóa hoặc chịu tác động tiêu cực dẫn đến bị rách khiến khối nhân nhầy theo vết nứt của vòng sợi thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép ống sống, rễ thần kinh gây đau đớn.
Thoát vị đĩa đệm diễn ra theo 4 giai đoạn: Phình đĩa đệm, lồi đĩa đệm, thoát vị thực sự và thoát vị có mảnh rời. Nếu không phát hiện và có phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm sớm bệnh sẽ gây nhiều biến chứng đáng sợ.
Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên ĐH Y dược TP.HCM), nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm rất đa dạng:Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Để phân biệt với bệnh lý xương khớp khác, bệnh nhân cần lưu ý đến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm đặc trưng sau:
• Đau tại vị trí thoát vị: Xuất hiện cơn đau thoát vị đĩa đệm cấp tính, đau tăng khi vận động mạnh hoặc thay đổi thời tiết.
• Cơ cứng cột sống: Cứng cạnh cột sống vào buổi sáng, mất đường cong sinh lý, người bệnh thoát vị đĩa đệm có dấu hiệu "góc gãy" hoặc khó cúi.
• Chèn ép rễ thần kinh: Đau dọc theo rễ thần kinh, tê bì cổ, thắt lưng rồi lan xuống vai gáy, chân.
• Biểu hiện tổn thương rễ thần kinh: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không phân biệt được nóng lạnh, giảm nhiệt độ, mất phản xạ dựng lông.
Phát hiện sớm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh điều chỉnh được những thói quen sinh hoạt xấu, chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, can thiệp điều trị kịp thời.
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì ?
Thực đơn hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và dự phòng tái phát.
• Thoát vị đĩa đệm nên ăn: Thực phẩm giàu canxi (sữa, xương, đậu nành,...), thực phẩm nhiều omega-3 (Cá biển, hải sản), các loại rau xanh đậm (Cải bó xôi, súp lơ xanh,...), bổ sung vitamin E, K, magie từ: Hoa quả, nấm, mộc nhĩ,...
• Người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh xa: Thức ăn nhiều dầu mỡ (đồ chiên xào, đồ ăn nhanh), thực phẩm nhiều đạm (thịt chó, thịt bò,...), Chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cafein)