[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Tình trạng bệnh xơ gan mất bù hay còn gọi là bệnh xơ gan giai đoạn cuối. Người bệnh lúc này phải đối mặt với rất nhiều những nguy cơ biến chứng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí có thể gây ra tử vong rất cao. Vì thế ở giai đoạn này cần nên hết sức chú ý tới chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hằng ngày. Vậy việc chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù cần phải chú ý những điều gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết này.
Đối với những người bệnh xơ gan nói chung và bệnh nhân xơ gan mất nói riêng thì chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày được biết đến là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến việc kéo dài thời gian sống của người bệnh.
Một chế độ ăn uống khoa học giúp người bệnh cải thiện tốt thể trạng, cũng như sức khỏe. Vì thế, việc chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù cần chú ý một số vấn đề sau đây:
Người bệnh cần phải được đảm bảo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn. Vitamin, các khoáng chất sẽ giúp cơ thể người bệnh tăng cường chức năng gan.
Khuyến khích người bệnh ăn nhiều loại rau xanh, củ quả tươi, nhất là các loại rau củ quả chứa nhiều các loại vitamin C, E, Kali như cam, đu đủ, chuối,... Để giúp cho cơ thể bổ sung vitamin và Kali cần thiết cho cơ thể.
Việc chăm sóc cho người bệnh xơ gan cần chú ý tới việc hạn chế cho người bệnh sử dụng các loại đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn khó tiêu, hạn chế những thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng,... Để có thể đề phòng chứng hôn mê gan.
Tuyệt đối người bệnh không được sử dụng rượu bia, thuốc lá, không được dùng bừa bãi các loại thuốc tây khi không được sự cho phép của bác sĩ. Ăn nhạt hoàn toàn để có thể hạn chế tình trạng phù nề.
Vận động nhẹ nhàng, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không nên lao động nặng
Người chăm sóc nên thường xuyên động viên cho người bệnh, tránh để người bệnh có những suy nghĩ bi quan. Sốc lại tinh thần và nghị lực cho người bệnh để cho việc điều trị bệnh được tích cực hơn.
Ngoài việc chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù bằng chế độ sinh hoạt và ăn uống hằng ngày thì người chăm sóc có thẻ dùng một số loại thảo dược giúp cho việc điều trị bệnh cho bệnh nhân được tốt hơn.
Khi người bệnh đã bước sang giai đoạn mất bù thì cơ hội khỏi hoàn toàn là điều không thể xảy ra. Ở giai đoạn này người bệnh cần tập trung vào việc điều trị triệu chứng để giúp giảm được các triệu chứng của bệnh giúp giảm các cơn đau đớn do bệnh gây ra và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể xảy ra và làm chậm quá trình phát triển của bệnh và giúp cho tế bào gan còn lại khỏe mạnh hơn.
Tùy thuốc vào tình trạng bệnh và thể trạng của người bệnh mà người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị triệu chứng như sử dụng thuốc lợi tiểu, chọc dịch cổ trướng hay là ghép gan.
Việc điều trị bệnh lúc này, phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, tránh cho bệnh trở nên nặng hơn. Cùng với phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ thì người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về những bài thuốc nam giúp hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Những bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên cũng rất tốt cho người bệnh.
Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối là điều rất cần thiết nên người chăm sóc nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày vì đây chính là yếu tố giúp người bệnh xơ gan giai đoạn cuối có thể kéo dài thời gian sống.
Bài tập cho người thoái hóa đốt sống cổ. Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến cho người ở tuổi trung niên từ 40 tuổi trở lên và hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh đã tăng nhanh ngay cả những người trẻ tuổi. Nhìn chung, ai cũng có khả năng mắc phải bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà nguyên nhân chủ yếu là do ngồi sai tư thế, ít vận động hoặc làm những công việc nặng. Để đẩy lùi bệnh, cách tốt nhất là bạn nên có chế độ tập luyện các bài tập thể dục thoái hóa cột sống cổ thường xuyên nhằm tác động đến xương, giúp xương dẻo dai hơn và giảm bớt các cơn đau do bệnh gây ra.
1.1. Chèn ép rễ thần kinh
Căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể gây tổn thương các đốt sống, đĩa đệm vùng cổ từ đó chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống hay còn gọi là bệnh rễ tủy cổ. Tình trạng này có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng như ngứa, tê vùng cánh tay ngoài ra còn khiến chức năng vùng cánh tay bị yếu đi, việc điều khiển cơ thể trở nên khó khăn hơn bình thường, nguy hiểm có thể gây suy yếu cơ bắp, teo cơ, mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột.
Mayo Clinic cho hay, việc xảy ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ thứ 6 (C6), các rễ thần kinh xung quanh bị ảnh hưởng, bị chèn ép sẽ khiến các cơn đau nhức lan dọc theo vùng xương bả vai lan xuống từng chi tay. Thoái hóa đốt sống cổ C7 sẽ gây tình trạng đau nhức dọc theo xương bả vai và nách tới ngón giữa.
dây thần kinh bị chèn ép
1.2. Chứng hẹp ống sống
Thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng tới cấu trúc đốt sống thay đổi dẫn tới gai xương, cản trở vùng khoảng trống xung quanh tủy sống, thu hẹp không gian tủy sống, tình trạng này được gọi là chứng hẹp tủy sống hay hẹp ống sống. Trong hẹp ống sống cổ do thoái hóa, tỉ lệ bị bệnh lí tủy cao hơn so với những trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Ở nhóm này, biểu hiện nổi bật thường là tê và yếu liệt. Tê thường bắt đầu ở vùng thân mình, đặc biệt ở vùng bụng trước, sau đó là hai chân và hai tay. Chân thường yếu trước hai tay làm cho người bệnh hay bị rớt dép hoặc dễ vấp ngã. Khi yếu nhiều, có thể thấy các thớ cơ rung lên mỗi khi đụng vào hoặc gắng sức. Khi bệnh nặng, người bệnh đi lại khó khăn, hai tay cũng không còn làm việc bình thường được nữa, tiểu khó và thường bị táo bón, hay cảm thấy thiếu hơi hoặc khó thở.
hẹp ống sống
1.3. Bại liệt vĩnh viễn
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh, tủy sống, tình trạng này để lâu, kéo dài không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân, nguy hiểm nhất có thể gây bại liệt vĩnh viễn. Trong một số trường hợp phẫu thuật có lẽ là biện pháp duy nhất để điều trị cũng như giảm thiểu áp lực phục hồi một số chức năng của cột sống tuy nhiên phẫu thuật nó như một con dao 2 lưỡi, những biến chứng, rủi ro trong quá trình phẫu thuật cũng không phải không có.
Do vậy, việc phòng bệnh cũng như phát hiện và điều trị hay chữa bệnh kịp thời là điều rất cần thiết. Bên cạnh việc chữa thoái hóa đốt sống cổ theo y học thì người bệnh có thể tự tập luyện các bài tập thể dục dành riêng cho cổ dưới đây cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Đây là những bài tập hết sức đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà mà không cần đến trung tâm. Thực hiện các bài tập sau mỗi ngày sẽ giúp bệnh ngày càng cải thiện theo chiều hướng tốt.
1. Tư thế ưỡn ngực
Đây là tư thế tốt cho cả bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và lưng, tác dụng của bài tập là tác động đến phần cổ và lưng, kéo dãn cột sống cổ giải phóng các rễ dây thần kinh bị chèn ép từ đó giảm thiểu những cơn đau nhức. Đồng thời tác động đến cột sống lưng và làm mạnh vùng cơ bụng.
2. Xoay đầu
Tác dụng trực tiếp đến các khớp cổ và dây thần kinh vùng cổ, từ đó giúp cổ dẻo dai và hạn chế các cơn đau nhức. Đây là bài tập thoái hóa cột sống cổ hết sức đơn giản và dễ thực hiện, có thể thực hiện vào thời gian rãnh hoặc khi đang làm việc cũng giúp cơ thể và đầu óc cảm thấy thoải mái hơn.
3. Gập cổ
Thực hiện giữ nguyên động tác cho tới khi nào cổ cảm thấy mỏi thì dừng lại nghỉ sau đó tiếp tục thực hiện. Tư thế làm thẳng cột sống lưng và kéo co dãn các khớp vùng cổ, giúp cổ linh hoạt hơn và đầy lùi dần các cơn đau.
4. Nghiêng đầu sang một bên
Tương tự thực hiện động tác dưới đây khi nào thấy mỏi thì dừng và lại tiếp tục thực hiện. Các cơ khớp cổ chịu lực tác động thường xuyên và đều hai bên giúp cổ không bị cứng, các khớp xương cũng trở nên linh hoạt hơn.
5. Kéo giãn cột sống
Người bệnh nằm ngửa, 1 người trợ giúp ngồi trên phía đầu người bệnh, hai tay đặt dưới xương chẩm nâng đầu người bệnh lên đồng thời dùng một lực kéo vuông góc với trục đứng để làm giãn cột sống cổ. Kéo về phía người trợ giúp đến khi cảm thấy mỏi thì giảm từ từ, lúc nào hết mỏi thì thực hiện thêm 10 lần nữa.
6. Bài tập lực cân bằng
Đặt 2 tay phía trước trán, tạo thành 1 lực để đẩy đầu về phía sau. Đồng thời, đầu và cổ cũng tạo 1 lực cân bằng chống lại lực của tay, giữ đầu ở vị trí thẳng đứng. Bạn giữ tư thế này trong 10 giây, đến khi khớp cổ thấy mỏi thì từ từ hạ tay xuống và dừng lại. Thực hiện động tác này trong khoảng 5 lần.
Với bài tập này, bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi khi cảm thấy mỏi cổ. Sử dụng ngón trỏ và 3 ngón còn lại miết nhẹ từ chân tóc đến khu vực cổ, hai vai gáy và ngược lại. Thực hiện động tác liên tục trong khoảng 2-3 phút với lực tay vừa phải nhằm giúp các cơ và khớp cổ được thả lỏng.
Mỗi một động tác trên bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà, tại công ty hoặc nơi làm việc khá thuận tiện và đơn giản. Khi có chế độ tập các bài tập trị thoái hóa cột sống cổ thường xuyên, điều tất nhiên là các cơn đau sẽ bị đẩy lùi nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp.
Với bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở giai đoạn đầu, để chữa trị có hiệu quả, ngoài việc sử dụng thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bạn nên áp dụng phương pháp bảo tồn để điều trị vật lý. Vì điều trị vật lý trị liệu có thể tập cho cột sống cổ bằng cách vận động nhẹ nhàng, từ cúi ngửa và nghiêng xoay với các nguyên tắc vận động làm sao không được cho đau thêm và không gây chóng mặt…
– Bệnh nhân phải xoay cột sống cổ nhẹ nhàng ở một góc vừa phải, và không làm đau thêm. Sau mỗi lần vận động cột sống cổ, người bệnh cần được nằm nghỉ khoảng 30 phút.
– Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng hay chườm nóng và chiếu đèn hồng ngoại ở khu vực đốt sống cổ.
– Để chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ đạt hiệu quả tối ưu nhất, sẽ còn phải phụ thuộc vào cơ địa của từng người, do vậy bạn cần phải đi thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh, từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị và sử dụng liệu trình thuốc phù hợp, cùng việc lựa chọn các bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ đạt được kết quả tốt nhất.
– Tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống cổ không chỉ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho người bệnh bị thoái hóa cột sống, mà còn giúp cho cơ thể người bệnh trở nên khỏe mạnh, và tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn, ngoài ra còn giúp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ và các bệnh tim mạch, giảm stress, và béo… Vì vậy khi bị thoái hóa đốt sống cổ bạn hãy lựa chọn cho mình các bài tập thể dục phù hợp để cải thiện sức khỏe của mình.
– Cùng với các bài tập điều trị thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên kết hợp mát xa nhẹ nhàng ở vùng cổ, đây là một liệu pháp tốt giúp cải thiện căn bệnh này. Phương pháp mát xa để chữa thoái hóa đốt sống cổ đã được Ấn Độ áp dụng từ rất lâu, vì có hiệu quả trong thời gian dài.
– Sử dụng túi nước nóng ở vùng cổ cũng rất hiệu quả, tuy nhiên người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể, đúng cách theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh.
– Nên lựa chọn gối nằm mềm và có độ dày vừa phải để nâng đỡ cổ, không dùng gối quá mềm hay quá cứng đều không tốt đối với hình dáng cột sống.
– Thay đổi lối sống lành mạnh như tập thể dục, thể thao hàng ngày, và tập luyện yoga và tránh hút thuốc sẽ giúp cải thiện vấn đề này.
– Ngoài ra, có một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất cũng cải thiện một phần không nhỏ các triệu chứng đau mỏi đốt sống cổ do thoái hóa.
Trên đây là những chia sẻ một số bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả, hi vọng sẽ giúp bạn chọn được cho mình một bài tập thể dục hiệu quả nhất. Bên cạnh các bài tập người bệnh cũng cần phải lưu ý đến các phương pháp điều trị để kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả cũng như khả năng chữa trị thoái hóa đốt sống cổ để các triệu chứng bệnh không tái phát trở lại.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe? Đây là một trong những câu hỏi được khá nhiều người bệnh quan tâm. Vậy đi xe đạp có ảnh hưởng gì với những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hay không? Câu hỏi sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.
>>>> Xem thêm bài viết: Top bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả - Bạn có biết
Bệnh thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh liên quan tới cột sống, bệnh tiến triển theo từng giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn đầu chắc chắn các cơn đau sẽ ở mức độ nhẹ nhàng hơn, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh có thể gây ra nhiều những những cơn đau dữ dội trong nhiều ngày khiến cho sức khỏe của người bệnh suy giảm, cũng như gây ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, mọi người có thể dễ dàng điều trị căn bệnh này bằng một số phương pháp như: Ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên để có thể chữa trị bệnh mà không cần sử dụng thuốc.
Việc tập thể dục là một trong những yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhiều người thường suy nghĩ tình trạng đau nhức thì phải nghỉ ngơi không nên vận động. Điều này không phải lúc nào cũng là điều đúng. Bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm ngoài việc nghỉ ngơi thì vận động thể dục hằng ngày có tác dụng giúp giảm đau nhức, giúp cho cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, tránh tình trạng cứng khớp từ đó có thể giúp quá trình phục hồi bệnh được nhanh chóng. Nhiều người thắc mắc rằng vậy bệnh thoát vị đĩ đệm có nên đạp xe?
Chúng tôi cũng xin đưa ra câu trả lời là: Những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, yoga, đạp xe,...Đây là những môn thể thao rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm vì thể bạn có thể hoàn toàn yên tâm để luyện tập, giúp hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn.
Việc đạp xe mặc dù rất tốt cho sức khỏe của người bệnh nhưng trong quá trình tập luyện thì một người cũng cần nên chú ý một số điều sau đây:
Khi bạn đạp xe nhớ chọn những con đường bằng phẳng, tránh những con đường mấp mô, nhiều ổ gà, vì khi đi vào những đoạn đường này có thể gây ảnh hưởng đến phần đĩa đệm khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn và bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
Khi đạp xe nhớ đạp một cách nhẹ nhàng, đi từ từ, không nên đi quá nhanh, nên chọn xe có chiều cao vừa với chiều cao của bản thân.
Đối với những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng khi đạp xe có thể sử dụng đai lưng nhằm giúp bảo vệ cột sống, cũng như giúp giảm áp lực lên vùng thắt lưng.
Mới đau khi luyện tập để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm thì bạn nên đi với một đoạn đường ngắn khoảng 1 - 2km, sau đó có thể tăng dần theo từng ngày tập tiếp theo để giúp cho cơ thể thích nghi được với quá trình luyện tập.
Người bệnh thoát vị dĩa đệm có nên đạp xe? Câu hỏi này đã được chúng tôi giải đáp ở trên. Vậy tác dụng của việc đạp xe với người bệnh thoát vị đĩa đệm là như thế nào? Những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thì việc đạp xe hay đi bộ cũng đều rất tốt cho sức khỏe.
Các môn thể thao này có tác dụng giúp người bệnh kéo giãn gân cơ, các đốt sống và giúp cho cơ thể tuần hoàn và lưu thông máu tốt, đàn hồi nhẹ nhàng một cách tự nhiên giúp cơ thể dẻo dai hơn, chắc khỏe hơn từ đó việc điều trị bệnh sẽ được tiến triển một cách thuận lợi.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe? Thắc mắc của bạn đã được chúng tôi giải đáp, việc đi xe đạp không hề gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của người bệnh nếu bạn thực hiện đúng cách. Ngoài việc điều trị bệnh bằng việc tập luyện thể dục thì bạn cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống hằng ngày của mình và thực hiện theo đúng những chỉ định của bác sĩ thì quá trình điều trị bệnh của bạn sẽ đem lại hiệu quả cao.
Đau vai gáy là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay, đây không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, cũng như công việc hằng ngày của người bệnh. Cách xoa bóp đau vai gáy sẽ giúp giảm các cơn đau một cách hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp cho độc giả các động tác xoa bóp chữa trị đau vai gáy hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
>>> Đau vai gáy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đau mỏi vai gáy
Xoa bóp chữa đau vai gáy là một phương pháp giúp làm giảm nhanh các cơn đau thường xuyên xảy ra hoặc đột ngột.
Các cơn đau vai gáy thường do rất nhiều những nguyên nhân gây nên nhưng nguyên nhân thường xảy ra nhất đó là ngồi quá lâu, không vận động khiến các mạch máu không được lưu thông đều đặn, một số các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm,...
Theo Đông Y, chứng đau vai gáy thường là do phong hàn thấp xâm nhập khiến cho bì phu kinh lạc bị tắc trệ, gây ra những dấu hiệu đau nhức vai gáy và có thể lan xuống các khớp xương xung quanh.
Mặt khác bệnh cũng có thể là do việc vận động sai tư thế, tuổi già khiến cho xương khớp dần một yếu đi,...
Cách chữa bệnh đau vai gáy tại nhà bằng phương pháp xoa bóp giúp chữa và đẩy lùi phong hàn ra khỏi cơ thể, giúp khí huyết lueu thông một cách tốt nhất.
Chỉ cần áp dụng một vài động tác đơn giản, người bệnh có thể cải thiện tốt triệu chứng đau nhức do đau vai gáy gây ra.
Bước 1: Thầy thuốc hay người thực hiện cần phải hiểu và biết rõ các huyệt đạo trên cơ thể, dùng các đầu ngón tay để tác động lực vào các huyệt bằng việc day và ấn như trong hình 3, 4 và 5. Khi bấm huyệt người bệnh cần phải kết hợp vận động cổ bằng việc quay tay sang bên trái hoặc bên phải.
Bước 2: Kiểm tra vùng khớp và các huyệt vừa bấm có bị co cứng hay không để day nhẹ giảm đau cho người bệnh, giúp cho bệnh nhân thoải mái và dễ dàng vận động.
Người bệnh nằm với tư thế nằm sấp, người thực hiện xoa bóp ngồi phía trước đầu bệnh nhân. Nếu người bệnh đau vai gáy ngồi thẳng thì người thực hiện phải ngồi sau bóp từ phía đằng sau.
Những thao tác cần thực hiện:
Bước 1: Thoa một chút dầu trơn lên vùng đau ở cổ và vai gáy.
Bước 2: Người thực hiện dùng 2 tay xoa, day và lăn đều theo đường trong từ cổ xuống đến gáy và sang 2 bên phía bị đau.
Bước 3: Bóp vùng cơ ở 2 bên vai bằng các ngón tay, vừa tiến hành bóp nhẹ nhàng, vừa kéo các cơ ra.
Thực hiện các động tác lặp lại 3 - 5 lần/ 1 ngày.
Cũng giống như phương pháp chữa đau vai gáy khác, thì cách xoa bóp đau vai gáy cũng có những ưu điểm và hạn chế của nó.
Điều chắc chắn với phương pháp này sẽ không gặp phải những tác dụng phụ như các loại thuốc tây.
Tiết kiệm chi phí tối đa so với việc sử dụng thuốc tây hoặc những phương pháp điều trị khác.
Việc xoa bóp cũng giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng và giúp người bệnh thư giãn một cách hiệu quả.
Đối với phương pháp bấm huyệt không nên quá lạm dụng vì nếu lạm dụng quá có thể gây ra co giật hoặc thậm chí hoặc liệt các khớp.
Việc áp dụng cách xoa bóp đau vai gáy phải đòi hỏi những người có tay nghề cao như các thầy thuốc hoặc các bác sĩ có chuyên môn.
Phương pháp này không phải là cách chữa dứt điểm hoàn toàn chứng bệnh đau vai gáy mà nó chỉ là phương pháp hỗ trợ giúp giảm đau hiệu quả. Chứ không mang lại hiệu quả chữa trị bệnh dứt điểm.
Các cách xoa bóp đau vai gáy là một trong những liệu pháp này chỉ có tác dụng giúp người bệnh giảm đau tại thời điểm hiện tại, về mặt lâu dài bạn cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được các bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh một cách triệt để nhất. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.
Đau vai gáy là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay, đây không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, cũng như công việc hằng ngày của người bệnh. Cách xoa bóp đau vai gáy sẽ giúp giảm các cơn đau một cách hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp cho độc giả các động tác xoa bóp chữa trị đau vai gáy hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
>>> Đau vai gáy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đau mỏi vai gáy
Xoa bóp chữa bệnh đau vai gáy là một phương pháp giúp làm giảm nhanh các cơn đau thường xuyên xảy ra hoặc đột ngột.
Các cơn đau vai gáy thường do rất nhiều những nguyên nhân gây nên nhưng nguyên nhân thường xảy ra nhất đó là ngồi quá lâu, không vận động khiến các mạch máu không được lưu thông đều đặn, một số các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm,...
Theo Đông Y, chứng đau vai gáy thường là do phong hàn thấp xâm nhập khiến cho bì phu kinh lạc bị tắc trệ, gây ra những dấu hiệu đau nhức vai gáy và có thể lan xuống các khớp xương xung quanh.
Mặt khác bệnh cũng có thể là do việc vận động sai tư thế, tuổi già khiến cho xương khớp dần một yếu đi,...
Cách xoa bóp đau vai gáy giúp chữa và đẩy lùi phong hàn ra khỏi cơ thể, giúp khí huyết lueu thông một cách tốt nhất.
Chỉ cần áp dụng một vài động tác đơn giản, người bệnh có thể cải thiện tốt triệu chứng đau nhức do đau vai gáy gây ra.
Bước 1: Thầy thuốc hay người thực hiện cần phải hiểu và biết rõ các huyệt đạo trên cơ thể, dùng các đầu ngón tay để tác động lực vào các huyệt bằng việc day và ấn như trong hình 3, 4 và 5. Khi bấm huyệt người bệnh cần phải kết hợp vận động cổ bằng việc quay tay sang bên trái hoặc bên phải.
Bước 2: Kiểm tra vùng khớp và các huyệt vừa bấm có bị co cứng hay không để day nhẹ giảm đau cho người bệnh, giúp cho bệnh nhân thoải mái và dễ dàng vận động.
Người bệnh nằm với tư thế nằm sấp, người thực hiện xoa bóp ngồi phía trước đầu bệnh nhân. Nếu người bệnh đau vai gáy ngồi thẳng thì người thực hiện phải ngồi sau bóp từ phía đằng sau.
Những thao tác cần thực hiện:
Bước 1: Thoa một chút dầu trơn lên vùng đau ở cổ và vai gáy.
Bước 2: Người thực hiện dùng 2 tay xoa, day và lăn đều theo đường trong từ cổ xuống đến gáy và sang 2 bên phía bị đau.
Bước 3: Bóp vùng cơ ở 2 bên vai bằng các ngón tay, vừa tiến hành bóp nhẹ nhàng, vừa kéo các cơ ra.
Thực hiện các động tác lặp lại 3 - 5 lần/ 1 ngày.
Cũng giống như phương pháp chữa đau vai gáy khác, thì cách xoa bóp đau vai gáy cũng có những ưu điểm và hạn chế của nó.
Điều chắc chắn với phương pháp này sẽ không gặp phải những tác dụng phụ như các loại thuốc tây.
Tiết kiệm chi phí tối đa so với việc sử dụng thuốc tây hoặc những phương pháp điều trị khác.
Việc xoa bóp cũng giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng và giúp người bệnh thư giãn một cách hiệu quả.
Đối với phương pháp bấm huyệt không nên quá lạm dụng vì nếu lạm dụng quá có thể gây ra co giật hoặc thậm chí hoặc liệt các khớp.
Việc áp dụng cách xoa bóp đau vai gáy phải đòi hỏi những người có tay nghề cao như các thầy thuốc hoặc các bác sĩ có chuyên môn.
Phương pháp này không phải là cách chữa dứt điểm hoàn toàn chứng bệnh đau vai gáy mà nó chỉ là phương pháp hỗ trợ giúp giảm đau hiệu quả. Chứ không mang lại hiệu quả chữa trị bệnh dứt điểm.
Các cách xoa bóp đau vai gáy là một trong những liệu pháp này chỉ có tác dụng giúp người bệnh giảm đau tại thời điểm hiện tại, về mặt lâu dài bạn cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được các bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh một cách triệt để nhất. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.